ĐẠI-NAM (ĐĂNG-CỔ-TÙNG-BÁO)
Số 815 Ngày 29-08-1907
TƯ TƯỞNG
NAM-KỲ
M.
X. Phủ ở X...
Cochinchine
Cám
ơn ông có lòng tốt mà gửi cho tôi
mấy trương nhật-báo bằng chữ
Pháp và chữ Quốc-ngử của
các ông trong ấy làm ra. Tôi xem ra lấy các
Đại-Huynh trong Lục-tỉnh làm học
chữ Pháp đã khá cả. Ngoài
Bắc-kỳ chúng tôi thực chửa
được người nào như thế.
Song
ông đã có lòng tin mến mà hỏi ý
tôi nghĩ làm sao về các tư-tưởng
mới của các Đại-Huynh, vậy xin
thực tình như anh em một nhà mà
nói.
Văn
Còn
như quốc-văn thì các Đại-Huynh
hình như biếng trễ. Có chữ, có
nghĩa, có mẹo, có mực nhưng không
có văn; mà một thứ tiếng hiếm
như tiếng Đông-dương mình thì phải
có nhờ văn mới rộng nghĩa lý
dược. Tôi so mấy trương báo
bằng Quốc-văn với mấy trương
báo bằng Phàp-văn thì hình như
các Đại-Huynh học Pháp-văn kỹ
quá, kỹ hơn tiếng nước nhà
nhiều. Chữ Pháp mình cũng nên biết
cặn-kẽ mới xem được mọi
sách hay của bợm thì không khác chi
nhà Nho ta học thơ phú ngày xưa. Kể ra
chữ quốc-ngữ thì học không
được lợi bằng thông minh
chữ Pháp thực, nhưng có chữ quốc-ngữ
hay thì các Đại-Huynh học chuyên lấy hay
quốc-văn bây giờ là như làm một
sự đại-lượng, không nghĩ
đến mình, nghĩ đến anh em
đồng-bào khác, không có tiền mà
học lấy hay Pháp-tự. Các quí huynh
cần chuyên chữ Pháp cho hay thì ông nào hay,
chỉ một mình mình được
nhờ mình mà thôi. Làm dược quan to
cùng Nhà-nước Đại-pháp thì
hay mà sương thực, nhưng không chuyên
dược cho hết thẩy đồng-bào,
thì nước có thể chách các
Đại-Huyng chỉ nghĩ đến mình mà
thôi.
Huynh
ông có mấy nhời khen, tôi lấy làm
cảm-đệng lắm, song tôi nghĩ những
đồ như vậy mà đã
được mặt mũi trong xã-hội
thì lấy lá cực cho nước An-nam ta
lắm. Đại-Huynh đã qua nước
Đại-pháp, thì chắc cũng đã
biết là dân xứ ấy, những
người như anh em ta, có nhưng đã
hơn gì con sâu con kiến chưa, nếu anh em mình
ở đó vào bực đánh giầy,
thế nhưng về đến đây đã có
người biết tên, tuổi đã cực
chưa ?
T .
N . T
Thơ
này là từ của một người
ngoài Bắc-kỳ ta gửi cho một
Tòa
– soạn.