ĐỐT PHÁO

Lời thưa cuả người thực hiện: chúng tôi dựa trên bản chụp lại và cố gắng sao chép đúng với nguyên bản. Cứ theo luật lệ chính tả và văn phạm ngày nay th́ bài văn có nhiều chỗ sai, nhất là ở các cặp chữ s/x, ch/tr, gi/r/d, và những chỗ chấm, phẩy và viết hoa. Không rơ những chỗ sai này do cụ Vĩnh lầm,  hay do hồi đó chưa có luật lệ rơ rệt, hoặc gỉa cụ Vĩnh chủ trương viết theo cách phát âm cuả ḿnh; vấn đề này mong được các học gỉa nghiên cứu làm sáng tỏ. Riêng chúng tôi khi thực hiện chỉ mong thấy sao chép vậy, v́ chúng tôi quan niệm những bài viết này, ra đời cách nay trên dưới 100 năm,  vào thời kỳ phôi thai cuả Việt ngữ, nên mang ít nhiều tính chất lịch sử. Ở trên chúng tôi nói cố gắng giũ đúng nguyên bản  v́ chúng tôi chỉ có bản chụp; bản chính được h́nh thành cách nay non một thế kỷ, vào lúc kỹ nghệ in ấn và giấy mực c̣n thô sơ, rồi tài liệu đuợc lưu trữ gần một thế kỷ nên ngay bản chính cũng đă mờ nhạt; nay chúng tôi có bản chụp cuả bản mờ nhạt  nên không tránh khỏi có những chỗ không thể nào phân biệt được chữ ǵ, dù đă dùng đến kính phóng đại. Trong trường hợp đó,  chúng tôi chỉ c̣n cách dựa trên ngữ cảnh mà đoán.

Hiện chúng tôi đang sưu tầm thêm những tài liệu về cụ Nguyễn Văn Vĩnh, quư vị nào có xin liên lạc nguyenhongphuc54@yahoo.com . Xin đa tạ

Kính báo.  

 

Việc này đáng nhẽ để đến tháng chạp hăi bàn th́ phải, nhưng bây giờ là mùa cưới, pháo cũng đă sinh ra nhiều sự nên nói để anh em đồng–bào nhớ lấy, đến khi Bản–báo có luận đến, th́ những sự thực cũng làm cho nặng thêm nhời chúng tôi lên một ít nữa.

 Hôm nọ ở phố hàng Điếu, có đám cưới.  Lúc rước dâu về đến cửa, nhà giai sắm sửa đón hai họ vào thực là vui vẻ; giữa lối đi th́ cũng giữ lệ đốt ḷ than để cô dâu bước qua cho sạch viá–van; mẹ chồng cũng theo thói trốn sang láng–giềng để dâu về được hưởng quyền vu–qui một chốc cho khỏi thất–hiếu; ngoài đường th́ xe xe ngựa ngựa sắp hàng; các ông các bà hai họ, ông th́ áo gấm bà th́ áo vóc, đây vài ông duy–tân bận áo nái Trần–văn–Phúc, đội mũ Đông–thành–xương, đi giầy vàng phố Phúc–kiến. Vài ba ông cụ già mặc áo thụng xanh, đi có lọng che cầm hương thơm Quảng–hợp–ích. Đám cưới thực ra một đám cưới duy–tân, và có ư bảo–nghiệp, duy có cái pháo vẫn c̣n giữ lối bắt chước các chú. Lạch–đạch trong nhà trán rồi lại treo thêm một bánh ra mái hiên cửa gọi là làm lệ để dâu vào được đi qua hỉ–khí.

 Bất ngờ đương lạch–đạch tạch–đùng có một cái xe độc–mă đi qua : trên xe một vị thiếu–niên ngồi,  chẳng biết ông Phán sở nào. Như người ta thấy pháo th́ hăng đứng lại xa xa một quăng xong rồi hăi đi. Ông phán ta lại vội quá, vả nhân có đám các bà các cô lịch–sự, ta cũng làm ra mặt đánh xe rỏi lấy sĩ–diện chơi. Roi dây đánh đen–đét. Phải con ngựa cũng ác ! Vừa tiếng pháo vừa tiếng roi,  ngựa sợ lồng phách măi lên, long mất hai cái tay xe với cái ván. Hai bên hàng–phố ai trông thấy cũng bảo : đáng kiếp, và cười ồ cả lên. Nhưng mà ông Phán ta có phải là người chịu hèn đâu, ngài đi t́m ngay một ông Tây đến, chẳng biết ngài nói với ông Tây thế nào, ông Tây đến gọi chủ nhà ra đánh một hồi, rồi cho hai người đội–xếp đến bắt đem lên bóp Hàng–dậu. Lên đó rồi ông Cẩm bắt phải đền 50$, ông chủ nhà lậy van măi phải đền 30$ mà thôi.

 Việc phải đền ấy, phải trái thế nào tôi cũng xin không luận làm chi. Ông phán ấy đi huỳnh xe mượn, cầm cương chẳng nên thân, hoặc cầm tài nhưng bánh–pháo láo thành ra gần đến nơi không tịt lại, cứ cố trí lẹt–đẹt măi để cho ngựa lồng, th́ sự ngày nào chẳng ra như thế, cũng không nên nói.

 Duy có cái điều đốt pháo là thậm giă–man, thậm hay sinh phiền, thậm vô–lư, th́ anh em ta nên bỏ dứt hẳn đi.

 Ngày xưa kia, cáng làm xe, người làm ngựa, th́ cái pháo không sinh ra được những sự phiền–nhiễu như bây giờ. Hai nữa là pháo ḿnh không chế được ra, mỗi một năm vừa cưới xin, mừng rỡ tết nhất mua của chú–khách không biết là bao nhiêu vạn bạc nữa; mà chẳng thà mất đồng tiền nó có to béo ra được chút nào, đốt nó có ra tiếng lưu–thủy huân–phong ǵ, tám hào bạc một bánh pháo Hạnh–hoa, vừa được nửa phút, vừa điếc cả tai, ngạt cả mũi, toét cả mắt, cháy quần cháy áo, cháy chân cháy tay, mà có lúc cháy cả đến cửa nhà hàng–sóm láng–giềng; trẻ con c̣n bé có đứa sợ hăi sinh sài sinh ốm; mất cả câu truyện, không c̣n được việc ǵ; nghĩ đến cái thứ ấy là thậm không có nghĩa–lư ǵ.

 Khốn nhưng mà không có pháo th́ những chú–khách sang đây tay mang dù rách, tay sách chăn–bông làm thế nào mà về Tầu có cửa có nhà có ruộng có nương được ? Không có pháo, ai bảo ḿnh rằng giầu có ngàn có vạn ? Không có pháo th́ sao thằng ăn–mày ba bữa không được hột cơm nó đến chực cửa, sao nó biết được rằng ḿnh hơn nó nhiều ? Sao nó biết được rằng bụng nó lép bao nhiêu ḿnh có thừa tiền đốt ra khói bấy nhiêu ? Không có pháo; làm thế nào được cho quan tưởng cướp đem lính về vây làng như quan Thái–Bộc Cử–đá hôm nọ ? Lại không nhớ mấy năm trước Hà–nội ta có mấy ông tên đồn lừng lẫy xuốt Bắc–kỳ, v́ ganh nhau đốt pháo lúc đám rước rồng Hội–quản đi qua cửa, ư ?

 Đó là mấy nết hay của cái pháo đó ! Mà mỗi một ngày cái pháo một khéo.  Xưa c̣n Phượng–vĩ một su một bánh, sau có Măn–địa–hồng hào hai; sau mỗi ngày một văn–minh, Măn–địa thêm chữ Toán, rồi đến Ngũ–sắc, rồi đến Bàn–đào,  Hạnh–hoa, rồi đến tạch–đùng, pháo nổ hết lại ṣe ra một tờ–giấy bốn chữ “ Đinh–tài–lưỡng–vượng “. Các chú thực là khéo lo cho nước Nam lắm tiền quá. Âu tiến–bộ, xe–lửa nuốt đường mỗi ngày một nhanh, trước c̣n 10, sau 100, sau nữa 120 kilometres một giờ. Á văn–minh, quả pháo ăn bạc, mỗi ngày một tróng, trước c̣n su, sau hào, sau nữa đồng bạc một phút. Chẳng có thế tiền của nước Nam để đâu cho hết ?

 Nước Nam thua người học–hành buôn–bán,  nhưng cũng hơn người được cái hách xằng, chớ lại chịu hẳn rằng kém, sao ?               T–N–T *

 

(Trích tạp chí Đăng Cổ Tùng Báo, số 824, ngày 31–10–1907)

*T–N–T = Tân Nam Tử, một trong các bút hiệu của cụ Nguyễn Văn Vĩnh.

 Nguyễn Văn Phổ,  Nguyễn Kỳ sưu tầm..

 Nguyễn Lân Tường đánh máy nguyên văn theo bản chụp lại.